Nước giúp cân bằng độ PH, rau má tốt cho trí não, đu đủ giúp đẹp da, các loại rau màu xanh đậm giúp tăng cường hệ miễn dịch…
Trái Cây Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Cao
Mít là loại trái
cây được nhiều nước xem là “thần dược” bởi khả năng phòng chống ung thư cực hiệu
quả. Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt
mít còn chứa 1 hợp chất phytonutrient nên rất tốt để phòng ngừa các bệnh ung
thư như ung thư da, vú, dạ dày, phổi…Ngoài ra, nhờ chứa nhiều các vitamin và
khoáng chất đa dạng nên mít còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện
hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho mắt và da, đặc biệt còn nâng cao chất lượng
giấc ngủ nữa đấy.
Mãng cầu là loại
trái cây được đánh giá rất cao về hàm lượng dinh dưỡng lẫn khả năng phòng chống
bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước ép mãng cầu có khả
năng tiêu diệt tế bào ung thư cao gấp 1000 lần so với các liệu pháp hóa trị.
Hơn nữa, trong
mãng cầu cũng chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường
hệ miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa… Do đó, ăn mãng cầu thường xuyên
cũng là cách bảo vệ cơ thể trước những tấn công của nhiều loại bệnh.
Ổi là một loại
trái cây cực giàu vitamin C, cao gấp 4 lần so với quả cam nhé. Do đó, đây cũng
được xem là loại trái cây rất tốt để phòng chống các loại cảm cúm.
Ngoài ra, trong ổi
còn chứa đa dạng các hợp chất chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa da. Đặc biệt,
trong ổi cũng chứa các vitamin nhóm B rất tốt cho não và thần kinh. Cho nên ăn ổi
thường xuyên cũng là cách làm đẹp da, làm thư giãn tinh thần và giúp não hoạt động
hiệu quả.
NGHẸN-SÁI
CỔ-CHUỘT RÚT
(nên phổ biến và lưu giữ)
Nghẹn cổ,
sái cổ,
chuột rút,
tê chân… thi thoảng
những biến
cố này đột nhiên
xuất hiện,
nhưng nếu
xử trí
không kịp thời
cũng có
thể gặp
nguy hiểm. Tuy nhiên,
thực ra chỉ cần một
vài mẹo
nhỏ là bạn có
thể “thoát nạn” trong gang tấc,
còn chờ gì mà
không xem thử
nhỉ?
Dưới đây là
chia sẻ một
số mẹo
nhỏ để xử trí rắc rối
trong cuộc sống.
Nó hoàn
toàn là
tri thức để
có thể cứu
người.
1.
Bị nghẹn đồ vật – Chỉ cần “giơ
tay lên”
Tại
nước Mỹ, một
cậu bé 5
tuổi đã cứu
sống bà
ngoại mình
khỏi nghẹn
bằng cách
thức rất đơn giản,
đó là “giơ tay lên”.
Bà của Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa
xem tivi vừa ăn
thạch, khi quay đầu
lại, một
mảnh thạch
bị mắc
kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng
bóp bụng
để tự
giúp mình,
nhưng không
có kết
quả.
Sau đó cậu cháu
hỏi: “Bà ơi,
bà nghẹn à?”.
Bà vẫn
nói không
ra lời: “Chắc là bà đang
nghẹt thở,
bà ơi,
giơ hai tay lên,
giơ hai tay đi”. Bà cậu đành nghe theo, kết
quả thật
sự nhổ được cục thạch
ra. Cậu bé lúc ấy
rất bình
tĩnh, cậu
còn khoe với
bà rằng
đây là điều mình
được học trong trường.
2.
Bị sái cổ
Bạn
thỉnh thoảng
có bị cứng cổ
khi thức dậy
buổi sáng
không? Là sái cổ.
Một
khi bị sái
cổ, bạn
xử lý
như thế nào?
Đơn
giản thôi,
bạn chỉ cần nhấc
chân lên!
Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn
từ từ
theo chiều kim đồng
hồ hoặc
ngược chiều kim đồng
hồ.
3.
Chuột rút ở chân
Khi chân trái bị chuột
rút thì
giơ tay phải
lên, ngược lại
thì giơ
tay trái trong khi chuột
rút chân
phải của
mình, ngay lập
tức nhẹ
nhàng.
4.
Tê chân
Nếu
tê chân
trái, dùng
sức vung tay phải
của bạn.
Nếu chân
phải bị tê thì dùng sức
vung tay trái.
5. Chiếc
kim khâu gia dụng cũng
có thể
trở thành
dụng cụ hữu ích
trong việc cứu
người. Vì cha mẹ
già, ta cần
nhất định
nhớ kỹ 3
phép cứu
mạng dùng
kim khâu quần áo.
• Đầu tiên,
liệt nửa
người hay bán thân
bất toại
(không phân
biệt xuất
huyết não
hay tắc máu),
mắt miệng
nghiêng lệch,
ngay lập tức
lấy kim khâu
quần áo
châm vào điểm
thấp nhất
dái tai bệnh
nhân, đến
khi nhỏ ra một
giọt máu,
bệnh nhân
ngay lập tức được phục hồi,
hơn nữa
có thể
không để lại bất
kỳ di chứng
nào.
• Thứ hai, bệnh
tim đột tử
phát sinh, lập
tức cởi
bít tất
người bệnh, tương tự lấy kim châm
lên mười ngón
chân, ra một
giọt máu,
lần lượt bóp
hết mười ngón
chân, người bệnh
có thể lập tức
tỉnh táo
lại.
• Thứ ba, dù là hen suyễn
thở khò
khè hay viêm
thanh quản cấp
tính các
loại…
phát hiện
người bệnh thở
không ra hơi,
đến mức
mặt đỏ tía tai, hãy
nhanh chóng dùng
kim châm lên
chóp mũi,
rồi thì có thể bóp ra hai giọt
máu đen
(máu độc).
Ba phương pháp “hồi dương cứu
nghịch”
trên không
có bất
kỳ nguy hiểm
gì, hãy
yên tâm
là có
hiệu quả
trong vòng 10 giây.
Một
lòng hiếu
thảo mà
chia sẻ. Hãy
ghi nhớ! Đừng
chỉ lưu
trong điện
thoại, trong tình
thế cấp
bách đừng
ngại lấy
ra thử một
lần!
Tác Phong Sống Đáng Học Tập Là Lí Do Cả Thế Giới Kính Nể Người Nhật
Sống ở Nhật hoặc chỉ là
tới thăm đất nước này trong thời gian ngắn, bạn cũng sẽ có những trải nghiệm
đáng giá. Không ai từng thăm đất nước này mà có thể nói rằng: Tôi vẫn là tôi
như trước kia.
Khi đến Nhật Bản lần đầu
tiên, chắc chắn mọi người đều ấn tượng bởi phong cách làm việc hiệu quả và trật
tự xã hội của đất nước này. Đường phố sạch sẽ, tàu điện chạy đúng giờ, mọi
người đều hòa nhã và lịch sự, nhưng cũng có đủ thứ kỳ quái gây sự chú ý như
cosplay – hóa trang thành các nhân vật truyện tranh, xếp hàng dài mua kem có vị
mỳ gà hay những chiếc hamburger 5 tầng khổng lồ… Dưới đây là những điều mà
người Nhật gây ấn tượng đối với du khách nước ngoài, thôi thúc họ phải thay đổi
suy nghĩ, thay đổi cách sống, cách hành động và nhìn nhận thế giới.
1. Luôn luôn trả ơn, vì bất cứ điều gì
Bạn sẽ sớm biết rằng,
chúng ta không nên chỉ vui vẻ chấp nhận sự giúp đỡ, hãy biết đáp lại, càng sớm
càng tốt. Bạn có nhớ những bức thư cảm ơn định viết rồi quên bẵng, những tấm
thiệp đã mua sẵn những không bao giờ được gửi? Những điều này rất ít khi xảy ra
tại Nhật. Luôn ý thức việc đáp lại những ân huệ được nhận là điều tối quan
trọng để có được những mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa ở nơi đây.
Ở Nhật, việc đáp trả sự
giúp đỡ của người khác cũng khá đơn giản và nhiều lựa chọn. Nếu ai đó giúp bạn
xách đồ, bạn có thể mời họ một món đồ uống từ máy bán nước tự động là họ đủ
biết sự cảm kích của bạn rồi. Trong lần gặp tiếp theo, hãy tiếp tục cảm ơn
người đã giúp đỡ bạn. Có vẻ điều đó hơi quá mức cần thiết, nhưng người nhận lời
cảm ơn chắc chắn sẽ cảm thấy rất vui.
2. Tính lịch sự vượt qua lời “cảm ơn”, “xin
vui lòng”
Lịch sự là nét văn hóa
phổ biến đã ăn sâu trong các giao tiếp của người Nhật Bản (thể hiện qua kính
ngữ). Họ luôn nói chuyện một cách lịch thiệp. Chủ cửa hàng có thể chào đón khi
bạn bước vào và tiễn bạn ra tận cửa sau khi thanh toán. Nếu bạn hỏi đường,
người Nhật sẽ chỉ dẫn tận tình, thậm chí vẽ bản đồ chi tiết hoặc đi cùng bạn đủ
lâu để chắc chắn bạn có thể đến được nơi cần đến. Tính lịch sự của người Nhật
cũng đồng nghĩa với bớt tính toán về lợi ích cá nhân. Người dân ở đất nước này
sẽ sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không bao giờ băn khoăn “liệu điều này có lợi
gì cho tôi?”.
3. Ưu tiên người khác
Cách ứng xử đẹp nhất để
người khác biết họ quan trọng thế nào là luôn nghĩ cho họ trước. Mời bạn miếng
bánh to hơn, dành cho mẹ chỗ ngồi tốt nhất trong nhà hàng hay luôn sắp xếp vị
trí trung tâm bức ảnh cho khách hàng… là một phần trong cách ứng xử hàng ngày
của người Nhật. Trong mỗi gia đình truyền thống Nhật Bản đều có 1 chỗ ngồi
trang trọng dành riêng cho khách – vị trí ngay phía trước Tokonoma – không gian
nhỏ xây lõm vào tường dành cho trưng bày nghệ thuật – với ý nghĩa đặt khách vào
không gian tươi đẹp, được tôn vinh bởi những tác phẩm nghệ thuật truyền thống
(cuốn thư hoạ, bình cắm hoa nghệ thuật, đồ gốm…)
Người Nhật có cách thể
hiện sự quan tâm và thiết lập các mối quan hệ rất đẹp: Khi mua bánh ngọt, họ
thường mua thêm một phần cho hàng xóm hay bạn bè để họ cảm nhận được sự quan
tâm. Đó là một cách rất đơn giản để khiến người khác cảm thấy họ thật đặc biệt.
4. Luôn quy tụ tất cả các thành viên trong 1
tập thể
Nếu mời đồng nghiệp ra
ngoài ăn, người Nhật sẽ không bỏ sót ai, kể cả những người họ không thích. Sẽ
không có chuyện người Nhật chỉ đi uống bia cùng bạn của mình hay rủ một vài
người thân thiết. Khi chụp ảnh người Nhật luôn chắc chắn rằng mọi người đều có
mặt trong bức ảnh không phân biệt thân sơ… Việc quây quần tất cả dạy chúng ta
biết đón nhận mọi người và biết chấp nhận những những người khác biệt với mình.
4. Tôn trọng tài sản
Người dân ở đất nước này
sẽ không lấy những thứ không thuộc sở hữu của họ. Nếu ai đó làm rơi chiếc khăn
tay trên lề đường, người Nhật sẽ đem nó tới điểm tập kết đồ thất lạc gần nhất
để người bị mất có thể nhận lại. Một món đồ không có khóa không có nghĩa là bạn
có thể lấy nó, hãy cảm thấy xấu hổ!Người Nhật rất hòa nhã và
lịch thiệp.
5. Hiền hòa là tính cách được yêu thích
Xã hội Nhật rất đề cao sự
hòa nhã, nhẹ nhàng. Mọi người kiên nhẫn xếp hàng dài mà không phàn nàn. Không
ai tức giận trên đường. Không to tiếng, thở dài, không có những cái nhìn lấm
lét hay tỏ vẻ khiêu khích. Người Nhật dường như thực sự tận hưởng lối sống bình
thản và nhẹ nhàng.
Những người kinh doanh ở
Nhật luôn tuân thủ các quy định, vì thế đừng mong họ phá luật vì bất kỳ lí do
gì. Bạn sẽ không thể tức tối với nhân viên bán hàng bởi bạn không hài lòng khi
họ tuân thủ đúng các luật lệ chung.
6. Học cách lắng nghe nhiều hơn
Người Nhật có đặc điểm
chung là giao tiếp rất nhỏ nhẹ. Họ thường khiêm tốn và nhẫn nhịn. Trong giao
tiếp, người Nhật rất biết lắng nghe, họ thường để người khác nói hết rồi mới
lên tiếng.
Việc cho người khác cơ
hội bộc lộ quan điểm trọn vẹn, không bị cắt ngang rất quan trọng bởi đó là lúc
họ biết họ đang được lắng nghe, chia sẻ. Nếu học cách tìm hiểu vấn đề từ góc
nhìn của người khác, chúng ta sẽ bớt phán xét. Khi bớt tranh cãi mà thay vào đó
là thảo luận, bạn sẽ nhận ra không ai còn lên giọng và lấn át ai trong hội
thoại nữa.
7. Làm hết sức – Ganbaru
Đây có thể nói là một
khái niệm của riêng Nhật Bản, bởi bạn sẽ không thể tìm ra một từ có nghĩa tương
đương với Ganbaru trong tiếng Anh hay tiếng Việt. Hầu hết chúng ta đều nhanh
chóng bỏ cuộc với những công việc yêu cầu nhiều thời gian, tiền bạc và công sức
hơn dự tính. Ở Nhật thì người lại, người ta thường mong đợi sự cố gắng tới cùng
chỉ vì một kỳ vọng duy nhất là “đã cố gắng hết sức mình”. Dù kết quả có ra sao,
mỗi người Nhật đều thấm nhuần tư tưởng “Ganbaru” – cố gắng hết sức mình khi làm
mọi việc.
8. Nguyên tắc cam kết trong cuộc sống
Khi người Nhật nói họ sẽ
làm việc gì đó, họ thực sự suy nghĩ như vậy và họ sẽ không quên. Khi được mời
tới một sự kiện, họ cảm thấy nghĩa vụ phải có mặt. Nếu họ nhận lời thì dù trời
mưa như trút thì họ vẫn sẽ có mặt. Người Nhật không chấp nhận hành động “cho
leo cây”, vì thế hãy gọi điện trước để thông báo nếu bạn vắng mặt.
9. Sự thanh lịch, nho nhã
Để miêu tả người Nhật với
một từ, có lẽ “thanh lịch” là từ thích hợp nhất. Mọi tầng lớp xã hội đều hành
xử lịch thiệp và nho nhã từ việc nhỏ như cúi chào để tỏ lòng kính trọng, chỉ
hướng bằng cả bàn tay chứ không dùng 1 ngón trỏ. Những hành vi nhỏ nhất như đưa
đồ ăn bằng 2 tay, cười tươi khi chào hỏi đều xuất phát từ sự tôn trọng, lịch sự
và tinh tế.
10. Đúng giờ
Người Nhật luôn luôn đúng
giờ. Đó là điều khẳng định sự tôn trọng với người được hẹn và chính bản thân
bạn. Đúng giờ sẽ khiến mọi thứ hoạt động chắc chắn và hiệu quả hơn.
Cùng
với sự phát triển cơ thể, nhân bản con người cũng dần phát triển đạt tới độ
trưởng thành. Cơ thể phát
triển nhờ sự bảo dưỡng về thể dục (chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, chế độ
sinh hoạt, làm việc điều độ, cùng với những hoạt động giúp tăng cường sức
khoẻ…). Nhân bản phát triển là nhờ sự giáo dục bảo dưỡng từ môi trường sống
(gia đình, học đường, xã hội, tôn giáo). Như vậy thì nhân bản trưởng thành cũng
đồng nghĩa với tinh thần làm chủ được bản thân (tính tự lập, tự chủ, tự chế,
can đảm, kiên nhẫn, vượt thắng …), đi đến làm chủ xã hội, làm chủ trần thế.
Muốn đạt yêu cầu đó, tất yếu phải có sự giáo dục : Giáo dục nhân bản cho con
người ngày một trưởng thành hơn.
I. TU
THÂN : Để được giáo dục, con người không những cần được đón nhận
sự giáo huấn từ bên ngoài, mà còn cần thiết phải có từ bên trong : tự giáo dục,
tự huấn luyện (“Trong công trình đào tạo, một vài điều xác tín đặc biệt được
xem là cần thiết và hữu ích. Trước hết cần xác tín rằng không thể có việc đào
tạo thật sự và hữu hiệu nếu mỗi người không tự đảm trách và khai triển trách
nhiệm đào tạo chính mình. Vì tất cả các công trình đào tạo thiết yếu phải là
‘tự đào tạo lấy mình’. Sau đó, xác tín rằng mỗi người trong chúng ta là kết qủa
và là nguyên tắc của việc đào tạo : Chúng ta càng được đào tạo hoàn hảo bao
nhiêu, thì chúng ta lại càng có khả năng đào tạo kẻ khác bấy nhiêu” –
TH/KTHGD V, 63). Phải chăng tự huấn luyện, tự giáo dục, tự đào tạo chính là
những phương cách giúp con người tu thân ? Con người khi đã ý thức được
giá trị đích thực của nhân bản, thì cũng là lúc nhận ra được hướng đi về mặt
tinh thần cho cuộc đời mình được trưởng thành. Đó chính là con đường tu thân.
Người Kitô hữu, hơn ai hết phải biết tu dưỡng bản thân theo 8 mối phúc. Thật
ra, Tám Mối Phúc này là những điều hạnh phúc vượt qúa trí khôn và mọi sức lực
của loài người bình thường. Nếu Thiên Chúa không nâng đỡ, không hướng dẫn,
không ban ơn trợ lực, không thúc đẩy con người đi tới, thì con người mỏng giòn
yếu đuối của chúng ta thật khó mà làm gì được. Do đó, sự trợ giúp của Thiên
Chúa, qua những ơn phúc của Ngài – mà các nhà tu đức học phân chia thành nhiều
loại như : Ân Sủng, Thánh Sủng, Đoàn Sủng, Hiện Sủng, Thường Sủng – là những ơn
phúc đặc biệt, và là những tiếng gọi thường xuyên giúp ta đáp ứng với tiếng gọi
thần linh của Thiên Chúa. Đã đành là phải có sự trợ giúp đắc lực của Thiên
Chúa, nhưng nếu con người không quyết tâm thì sự tu thân cũng chẳng đi đến kết
qủa. Vì thế, người Kitô hữu phải kiên tâm gắng sức tu tâm dưỡng tính theo theo
8 mối phúc trong “bài giảng trên núi” của Đức Giêsu (Mt 5, 1-12), người Thầy và
cũng là Chúa chúng ta.
I. 1. Đức
khó nghèo : Thiên
Chúa chúc phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó. Tinh thần nghèo khó phải
được hiểu như là dù thực sự có thiếu thốn vật chất hay dư thừa của cải, lúc nào
tinh thần cũng vui tươi, bình thản (nghèo không oán thán, dư dật không nô lệ
cho tiền của). Bất cứ trong hoàn cảnh nào, cũng phải coi của cải vật chất như
là một phương tiện sinh nhai, không bao giờ là cứu cánh cho cuộc sống trần gian
đầy cám dỗ vật chất mê muội ("Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi
mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ
của cải đâu." – Lc 12, 13). Tinh thần nghèo khó còn là đức tính
thương cảm đùm bọc những anh em bất hạnh, khổ cực hơn mình. Phải chân nhận
rằng, cuộc đời con người, xét về nhiều phương diện, là một chuỗi dài những thử
thách cam go. Vì thế phải có tinh thần siêu nhiên và phải được ơn Chúa, người
ta mới biết coi rẻ, coi nhẹ, coi thường những của cải vật chất nơi trần gian
luôn bày biện ra trước mặt với những vẻ hào nhoáng, hấp dẫn. Để được như vậy,
có một phương thế mà người tín hữu phải kiên trì rèn luyện, đó là cầu nguyện,
cầu nguyện liên lỉ với Thần Khí Chúa xin ơn soi sáng, hướng dẫn, và thêm sức
can đảm vượt khó trong mọi nghịch cảnh.
I.2. Đức
khiêm nhường : Đức khiêm hạ đứng hàng đầu trong 7 điều cải hối do
7 mối tội đầu. Khiêm nhường là tự coi mình là người dưới, là người phục vụ anh
em ("Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh
em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả
thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân
cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu
gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em – Ga
13, 12-16). Người khiêm nhường sẽ không phải bận tâm vì sợ kẻ khác đang đánh
giá mình ra sao, sẽ được tự do, thong dong, tránh được những xúc cảm bồn chồn,
lo lắng khi nghĩ đến những dèm pha đố kỵ của tha nhân. Họ sẽ dễ cảm hóa được
thái độ kiêu căng, thù địch, nóng nảy của người khác bằng chính tấm lòng khiêm
nhu, đại lượng của mình. Họ cũng là người rất tế nhị, không tỏ ra tắc trách
trong công việc. Người có lòng khiêm tốn không mang nặng mặc cảm tự cao tự đại,
cũng không phải là mẫu người tự ti, nên không tự làm khổ mình khi thấy mình lầm
lẫn, dễ biết bỏ qua những chuyện kèn cựa, tị hiềm của anh em, tự tin vững bước
trên hành trình hướng tới chân lý. Muốn có được một cuộc sống
an vui đích thực, ngoài những yếu tố căn bản khác ra, thì điều kiện không thể
không có là đức nhu mì, tấm lòng từ tốn, khiêm cung.
I.3. Đức
sầu khổ (biết khóc than) : Than khóc vì những điều lầm lỗi của
bản thân đã xúc phạm đến Chúa, đến anh em, chính là việc quay trở về của đứa
con hoang đàng, là người thu thuế đứng dưới cuối nhà thờ đấm ngực cầu xin
: “Lạy Chúa, xin xót thương con là kẻ tội lỗi” (Lc 18, 11-14).
Việc trở về với Thiên Chúa được gọi là việc hoán cải và hòa giải, bao gồm việc
đau buồn và gớm ghét các tội mình đã phạm, với quyết tâm hối cải sẽ không phạm
tội nữa. Do đó, việc hòa giải liên hệ tới dĩ vãng và tương lai. Nền tảng của
việc hòa giải là niềm hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Sự trở về ấy
là đích điểm đón nhận lòng thương xót của Chúa, vì Người chính là người cha
nhân hậu sẵn lòng dang tay đón người con hoang đàng, sẵn sàng để 99 con chiên
mà đi tìm một con chiên bị lạc, sẵn lòng tha thứ cho người thu thuế biết hối
cải. Tuy vậy, cũng cần phải ý thức rằng sự khóc than cũng có hai chiều
kích : một mặt tích cực là sự hối tiếc ăn năn về những sai phạm lầm lỗi của bản
thân; nhưng mặt khác lại là tiêu cực khi khóc than hờn dỗi (than thân trách
phận), thậm chí đi đến chỗ oán ghét Thiên Chúa. Chỉ thực sự được Thiên
Chúa chúc phúc khi sự khóc than xuất phát tự tấm lòng ăn năn hối cải vì những
lỗi lầm xúc phạm đến Chúa, đến anh em, đồng thời với tâm nguyện thiết tha cầu
xin lòng thương xòt của Chúa.
I.4. Đức
trọn lành (công chính) : Lời Chúa thông qua mạc khải đã cho con
người được biết một cách rất xác thực rằng, con người đầu tiên đã được Thiên
Chúa thiết lập trong tình trạng công chính (trọn lành). Nhưng con người đã bị
thần dữ xiểm nịnh, xúi giục, đã lạm dụng tự do của mình khi đi ngược lại
giới răn, không vâng phục Thiên Chúa. Mà vì phạm tội, con người đã làm mất sự
thánh thiện và công chính từ nguyên thủy do Thiên Chúa ban, không những chỉ cho
hai vị nguyên tổ (Adam và Eva), mà còn cho tất cả nhân loại mãi mãi về sau ("Vậy,
Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và
người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” – Mt 5, 20). Bản
tính con người bị tổn thương vì tội nguyên tổ, là đã mất sự thánh thiện và công
chính nguyên thủy. Sự mất mát này được gọi là "tội tổ tông". Do hậu qủa
của tội nguyên tổ, sự chết đã nhập vào thế gian, bản tính con người bị
suy nhược, đau khổ, dễ xu hướng về sự tội. Sự "hướng chiều" này
vẫn quen gọi là dục vọng (dục : ước muốn ; vọng : hướng về). Tuy nhiên,
nếu biết kiềm chế những đam mê, dục vọng có chiều hướng đi xuống, hạ thấp phẩm
giá, nhân cách con người ; từ đó hướng chiều lên đường ngay lẽ phải, kiên cường
sống theo Lời Chúa dạy, ắt sẽ vượt thắng đạt tới sự công chính như lòng Chúa
mong đợi.
Ơn Cứu Chuộc của
Chúa Kitô hệ tại việc " Người đến để hiến dâng mạng sống mình làm
giá chuộc muôn người " (Mt 20:28). Nhờ sự tuân phục đầy tình
thương đối với Chúa Cha cho đến chết trên thập giá, thì Chúa Giêsu đã hoàn tất
sứ mạng đền tội (cho nhân loại) của Người Tôi Tớ đau khổ như lời Tiên tri
I-sa-i-a đã loan báo trước "làm cho nhiều người nên công chính khi
mang lấy tội lỗi của họ" (Is 53:11). Cuộc khổ nạn và phục
sinh vinh hiển của Chúa Kitô không những phục hồi phẩm giá, phục hồi lương tâm
cho nhân loại, mà còn kéo lôi con người trở về với con đường công chính : làm
con cái Thiên Chúa. Ai tin vào Chúa Kitô thì người ấy trở nên con cái của Thiên
Chúa. Ơn được "làm nghĩa tử " ấy giúp người tín hữu có khả năng ước
vọng "điều công chính", "sự trọn lành", và thực hành những
nhân đức cần thiết để nên người trọn
hảo.
I.5. Đức
thương người (bác ái) : Bác ái là tình yêu rộng rãi (bác : rộng ;
ái : yêu). Bác ái là tình yêu không chỉ giới hạn trong phạm vi tình yêu giới
tính (nam nữ). Kitô giáo chủ ở đức bác ái : mến Chúa yêu người. Lòng thương
người, hiểu một cách cụ thể, phải là đức bác ái. Riêng với người Kitô hữu, thì
bác ái là sống đạo : thực hành Lời Chúa, sống Lời Chúa, sống Đức Tin, ("
Ai nghe lời Thầy mà đem ra thực hành thì, Thày chỉ cho anh em hay, người
đó giống như kẻ xây nhà, đã đào bới rất sâu, đã đặt nền móng trên
đá...." ( Lc 6, 47-48), mà Lời dạy của Đức Kitô là : “anh
em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Bác
ái là một bổn phận, là một nhiệm vụ, là một việc phải làm. Không phải chỉ là
lời khuyên, như nhiều người quan niệm có làm hay không cũng được, vì Lời
Chúa dậy rõ ràng : " Đức tin không có việc làm là đức tin
chết" (Gc 2, 14-15). Trong 10 Điều Răn Chúa truyền dạy, thì chỉ
có 3 điều “mến Chúa”, mà có tới 7 điều “yêu người”, Hội Thánh cũng dậy “Thương
người có 14 mối : Thương xác 7 mối và thương linh hồn 7 mối”, trong đó thể
hiện thật rõ nét những việc làm cụ thể để biểu hiện lòng thương
người. Kinh Thánh xác định rõ ràng : lòng yêu mến Thiên Chúa không thể
tách rời khỏi tình yêu thương anh em (“Tình yêu cốt ở điều này : không phải
chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và
sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta… nếu Thiên Chúa đã yêu
thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau... Nếu chúng ta yêu
thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi
chúng ta mới nên hoàn hảo” – 1Ga 4, 10-12). Kitô giáo được gọi là
“Đạo Yêu Thương”, “Đạo Bác Ái” chính bởi vì chỉ có một tôn chỉ duy nhất “Mến
Chúa yêu
người”.
I.6. Đức
trong sạch (khiết tịnh) : Một trong 3 lời khuyên của Phúc Âm là
đức khiết tịnh – lòng trong sạch. Giữ cho tâm hồn trong sạch, giữ cho đời sống
thanh khiết, không vướng vào những hệ luỵ tiền tài, danh vọng, và nhất là sắc
dục, đó là sống khiết tịnh. Đã có những giải thích chưa đúng về nhân đức khiết
tịnh, cho rằng lời khuyên này của Phúc Âm chỉ dành riêng cho những bậc tu hành,
còn những người sống bậc hôn nhân thì làm sao mà khiết tịnh cho nổi ! Để tránh
những hiểu lầm không đáng có, cần phải minh định ngay : Đức khiết tịnh nơi một
bậc tu trì khác với nơi một người sống bậc hôn nhân. Ở bậc tu trì thì phải kiềm
chế hoàn toàn vấn đề tình dục, còn ở bậc hôn nhân thì vấn đề tình dục chỉ là
sống đúng với thiên chức vợ chồng, không lạm dụng, không mê đắm, sa đà quá độ
và tuyệt đối không được thể hiện tình dục với người không phải là bạn đời của
mình (ngoại tình, gian dâm, chơi bời trác táng…).
I.7. Đức
hoà thuận : Trong gia đình biết sống hoà hiếu với nhau, ngoài xóm
làng biết sống tương thân tương ái, rộng ra xã hội biết sống chan hoà yêu
thương, cho chí phạm vi thế giới luôn biết cổ võ cho một nền hoà bình chân
chính, đó là nhân đức hoà hiếu thuận thảo. Những người như thế sẽ được gọi là
con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa là những ai biết hy sinh cho một nền hòa bình
chân chính, trong đời sống riêng tư cũng như trong tập thể cộng đồng dân tộc,
được thể hiện ngay trong cuộc sống thường ngày, được áp dụng vào hoàn cảnh cụ
thể của từng cá nhân trong mỗi cảnh ngộ của riêng mình. Con Thiên Chúa là những
phần tử đáng được những phần thưởng cao qúi nhất, danh dự nhất, là những ai đã
hiến thân cả một đời cho nền hòa bình thực sự, vững bền và vĩnh cửu. Hội Thánh
đã nhắn nhủ con cái mình : "Chúa Kitô đến để hiệp nhất những gì bị
phân rẽ, để hủy diệt tội lỗi và hận thù, và để làm cho con người tái nhận thức
được ơn gọi nên một và tình yêu huynh đệ. Thế nên, Ngài là nguồn mạch và là
khuôn mẫu cho một nhân loại được đổi mới, thấm nhiễm tình huynh đệ, chân thành,
và một tinh thần an bình mà mọi người khát vọng" (Sl TRUYỀN GIÁO,
8), bởi chính Chúa Giêsu đã dậy : "Thày để sự bình an lại cho anh
em, Thày ban sự bình an của Thầy cho anh em, Thày ban cho anh em sự an bình
hoàn toàn khác với thế gían" (Ga 14, 27). Muốn có hòa bình thì
phải biết xây dựng, bồi đắp lòng thương yêu, sự hòa thuận ngay từ trong
gia đình đến những cộng đồng, tập thể, và rộng ra là xã hội. Và trên tất cả là
phải biết cậy trông, tín thác vào chính Đức Kitô vì "Chính Ngài là
sự an bình của chúng ta." (Eph 2, 14), " Chớ
gì Thiên Chúa của niềm hy vọng đổ đầy lòng anh chị em niềm vui và sự an bình
như anh chị em đã tín thác nơi Ngài” (Rm 15, 13).
I.8. Đức
hy sinh (bị bách hại) : Ngay sau điều Phúc Thứ Tám của
"Tám Mối Phúc Thật", Chúa Giêsu đã nhấn mạnh hơn về nhân đức “bị bách
hại” : “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và
vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho
anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước
anh em cũng bị người ta bách hại như thế" (Mt 5,
11-12). Mầu nhiệm về công ơn cứu chuộc của Con Thiên Chúa xuống thế
làm người được gắn liền với khổ giá của Chúa Kitô. Không qua con đường khổ giá
và sự chết đau đớn của Chúa cứu thế, không thể mang lại hoa trái là đời sống
vĩnh cửu của muôn người. Vì thế, qua các thời đại, người ta vẫn hiểu rằng, đây
là trường hợp của những người bị xử tử, bị hành quyết, vì đức tin Công giáo, vì
đạo thánh Chúa. Nhìn vào tấm gương 118 vị Thánh Tử đạo Việt Nam để thấy được
rằng các ngài đã chấp nhận hy sinh cả mạng sống mình vì Đao Chúa, vì Đức Tin
Kitô giáo. Các ngài bị bách hại hoàn toàn không phải vì đời sống riêng tư của
các ngài về đường chính trị (danh vọng, quyền lực) hay kinh tế (tiền của, vật
chất), mà vì lòng dũng cảm tuyên xưng đức tin Kitô giáo, sự can đảm làm chứng
nhân cho Tin Mừng Cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Điều đó giúp cho các Kitô hữu –
cách riêng, các Kitô hữu Việt Nam – hiểu sâu hơn về Đạo Chúa, về tinh thần sống
Đạo, về cuộc sống chứng nhân Tin Mừng trước những thử thách nghiệt ngã, những
bách hại tinh vi và khủng khiếp của ba thù trong thời đại văn minh hiện nay.
Các
mối phúc là tiêu chuẩn để đánh giá và hướng dẫn đời sống, giúp ta thấy rõ được
mục đích của cuộc đời và cùng đích tối hậu của mọi hành vi con người, đó là
được chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Thiên Chúa đặt con người trước các
mối phúc để họ tự chọn lựa và quyết định đời sống luân lý của mình. Họ cần nhận
biết ý muốn của Thiên Chúa để thanh tẩy mình khỏi những bản năng xấu, loại bỏ
quan niệm sai lầm coi hạnh phúc chỉ cốt ở giàu sang, danh vọng, quyền lực, hoặc
chỉ cốt tại những công trình loài người, dẫu rất hữu ích, như khoa học kỹ
thuật. Các mối phúc là con đường dẫn tới Nước Trời. Muốn được trưởng thành về
nhân bản, con người phải từng bước dấn thân vào con đường ấy, nhờ Lời Chúa Kitô
và ân sủng Chúa Thánh Thần, mà thực hiện những hành vi trong đời thường để sinh
hoa kết trái tốt đẹp cho đồng loại và làm vinh danh Thiên Chúa.
Ngoài 8 mối phúc ra, người Kitô hữu cũng rất cần thiết phải được giáo dục về 10
Điều Răn của Chúa, đồng thời cũng phải trau giồi thật kỹ lưỡng 14 mối thương
người (“thương xác 7 mối” + “thương linh hồn 7 mối”). Đó phải là những điều
kiện ắt có và đủ để con người có thể trưởng thành nhân bản.
II. GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI : Con
người không thể sống riêng lẻ. Ngay trong việc tu thân, con người cũng phải đặt
mình vào một môi trường xã hội cụ thể, đó chính là gia đình. Gia đình là xã hội
thu nhỏ đối với xã hội loài người. Cũng vậy, gia đình là Giáo hội thu nhỏ của
Giáo hội toàn cầu. Vấn đề này sẽ được bàn kỹ hơn ở Bài 6 : “CON NGƯỜI – GIA
ĐÌNH VÀ XÃ HỘI”.
III. ĐỜI TU : Từ
Ơn gọi làm người, Thiên Chúa đã khắc ấn nhân bản vào con người. Vấn đề giáo dục
nhân bản được đặt ra ngay từ thủa mới sinh (“dạy con từ thủa còn thơ”), thậm
chí ngay từ khi con người còn là một bào thai trong bụng mẹ. Khoa học ngày nay
đã chứng minh bào thai cũng biết nghe nhạc, điều này chứng tỏ bào thai ảnh
hưởng cả môi trường bên ngoài. Nên chi trong thời gian mang thai, người mẹ (và
kể cả người cha nữa, trong cách cư xử với người mẹ) về mặt thể chất nên có chế
độ ăn uống điều độ, chừng mực (không bê tha rượu chè, hút xách…), về mặt tinh
thần nên giữ cho thư thái ôn hoà, tránh nóng giận, buồn bực, không thô lỗ cục
cằn… Con người đã được “tu thân” từ đó, nên khi đón nhận Ơn gọi tu trì, cũng là
lúc con người cần được giáo dục nhân bản trưởng thành hướng về đời sống tu trì.
Nói khác hơn, trong cuộc sống tu trì, vấn đề giáo dục nhân bản cũng đi từ khởi
nguyên : Thiên Chúa Tình Yêu -> Phẩm giá và lương tâm con người -> tu
đức.
Vì đây chỉ là một
trong nhiều mặt giáo dục nhân bản Kitô giáo, nhưng lại là một chuyên khoa thần
học tu đức rộng lớn, nên chỉ xin lướt qua vài nhận định. Mong có dịp sẽ được
bàn kỹ hơn.
III.1. Kiên
trì niềm tin : Từ một niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa trở
thành đức tin kiên vững, con người sẵn sàng đón nhận ơn gọi tu trì. Được gọi
sống cuộc đời tu, chắc chắn phải cầu nguyện, học hỏi, sống cuộc sống đức tin
theo thần học tu đức. Hướng nhắm tới là làm sao kiên trì được với đức tin luôn
được trau giồi và củng cố, để đạt mục đích cuối cùng là được làm môn đệ đích
thực của Đức Giêsu Kitô.
III.2. Khổ
chế : Bước vào cuộc sống tu trì là đã chấp nhận từ bỏ tất cả
những gì thuộc về trần gian, từ bỏ chính con người của mình, như lời dậy của
Đức Kitô "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá
mình mà theo” (Mc 8, 34). Muốn từ bỏ, phải chấp nhận hy sinh, đó là con
đường khổ chế mà các nhà tu hành chân chính tự nguyện chọn cho đời mình.
IV. KẾT LUẬN :
Đức Khổng Tử đã dạy : Muốn
nên người (quân tử) thì phải biết tu thân, thân đã tu được rồi thì
mới mong tề gia, điều hành gia đình cho tốt rồi mới hy
vọng trị quốc, cai trị trông coi được đất nước, sau đó
mới mong bình thiên hạ (kiến tạo hoà bình cho 4 phương thiên
hạ). Chữ tu (trong tu thân) bao hàm ý nghĩa ‘sửa chữa’ (sửa thân, răn mình) để
nên tốt hơn. Vậy, để trường thành nhân bản, không gì tốt hơn là vạch ra một con
đường tu tâm dưỡng tính (tu thân), sống sao cho phải đạo làm người, đạo làm con
Thiên Chúa. Phải khẳng định ngay rằng “điều răn quan trọng nhất” (mến Chúa, yêu
người) mà Đức Giêsu Kitô đã dạy chính là kim chỉ nam cho cuộc sống đúng với
chân lý nhân bản Kitô giáo vậy.
THỊT CÁ HỒI
Bạn có thể đã
nghe nói về việc cá hồi nuôi có chứa nhiều loại hóa chất độc hại bao gồm PCB,
thuốc trừ sâu, dioxin, ethoxyquin…
Bài viết dưới đây
cung cấp cho bạn đầy đủ nhất (cho đến lúc này) những thông tin về vấn đề cá hồi
nuôi nhiễm hóa chất và lời khuyên về việc có nên tiếp tục ăn cá hồi nuôi nữa
không.
Từ một câu hỏi của
độc giả trên tờ CNN…
Năm 2010, một độc
giả đã gửi đến biên tập của mục Sức khỏe trên tờ CNN rằng: Tôi thường nghe nói
ăn cá hồi tự nhiên rất tốt. Nhưng hiện nay, rất khó để tìm mua được cá hồi tự
nhiên. Vậy cá hồi nuôi có an toàn không?
Tiến sĩ Melina
Jampolis, một chuyên gia dinh dưỡng cộng tác với CNN trả lời rằng Viện Tim mạch
Mỹ khuyến nghị nên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá béo, chẳng hạn như cá hồi. Ăn ít
nhất 2 lần/tuần để đảm bảo lượng axit béo omega-3 cho cơ thể.
Để trả lời câu hỏi
của độc giả, bà Jampolis đã hỏi tư vấn bà Jane Houlihan, cựu phó chủ tịch của Tổ
chức phi chính phủ Nhóm công tác môi trường” (EWG). Bà Jane đặc biệt quan tâm tới
vấn đề này.
“Gần như tất cả
cá hồi mà người Mỹ ăn được nuôi với số lượng lớn ở các trang trại gần biển. Thức
ăn của cá có thể bị nhiễm hóa chất độc hại PCB có trong chất thải động vật và
thuốc kháng sinh, vốn dùng để chống lại các điều kiện mất vệ sinh.
Thi thoảng ăn cá
hồi nuôi không phải là vấn đề lớn với sức khỏe. Nhưng nguy cơ có thể tăng lên nếu
bạn ăn thường xuyên. Tuy nhiên, sự ô nhiễm môi trường do hoạt động của các
ngành công nghiệp là không thể chối cãi.
Vì thế, tôi
khuyên nên ăn cá hồi tự nhiên hơn là cá hồi nuôi”, bà Jane trả lời.
… Cho đến những
phát hiện liên tiếp
Năm 2014, một báo
cáo tại Pháp chỉ ra rằng, cá hồi được nuôi tại Na Uy chứa nhiều hóa chất gây
ung thư.
Theo Marine
Harvest, công ty sản xuất cá hồi lớn nhất Na Uy với 114 trại nuôi cá, việc nuôi
nhiều cá trong một diện tích hẹp khiến xảy ra nhiều dịch bệnh và ký sinh trùng.
Do đó, công ty phải sử dụng hóa chất để phòng ngừa và điều trị.
Loại thức ăn viên
dành cho cá hồi được cho là bị nhiễm hóa chất công nghiệp có độc tính rất cao
PCB và chất ethoxyquin để bảo quản cho bột cá không bị mùi hôi dầu.
Thức ăn viên dành
cho cá hồi nuôi
Thức ăn viên dành
cho cá hồi nuôi
Bà Patricia Chairopoulos,
Tạp chí 60 triệu người tiêu dùng của Pháp cho biết ethoxyquin đã bị liệt vào
danh sách nguy hiểm cho người với một liều lượng nhất định, bởi loại hóa chất
này từng được sử dụng làm thuốc trừ sâu.
Mới đây, một
nghiên cứu ở Mỹ phát hiện cá hồi được đánh bắt ở Seattle bị nhiễm khuẩn từ nguồn
nước chứa 81 loại thuốc, trong đó có cocaine, thuốc kháng sinh, chất nicotine
và thuốc chống trầm cảm.
Cá hồi nuôi ở
Seattles có thể nhiễm cocaine và nicotine.
Cá hồi nuôi ở
Seattles có thể nhiễm cocaine và nicotine.
Từ kết quả phát
hiện nguồn nước chứa các chất trên và “những sản phẩm cá nhân khác”, các nhà
nghiên cứu tiếp tục phát hiện nồng độ một số loại thuốc có trong danh sách trên
khá cao trong mẫu mô của những con cá hồi Chinook.
Có nên tiếp tục
ăn cá hồi nuôi nữa không?
Năm 2004, trên
trang web Sức khỏe của Trường Đại học Harvard, Mỹ công bố tìm thấy chất PCB
trong cá hồi nuôi.
Mặc dù từ năm
1970, đã bị chính phủ Mỹ cấm sử dụng, chất này vẫn xuất hiện trong môi trường từ
những bãi chứa rác thải độc hại, rò rỉ từ các thiết bị điện cũ và lò đốt…
PCB ngấm dần vào
đất, nguồn nước hoặc di chuyển trong không khí. Không những thế, nó còn “tích tụ”
trong chất béo. Vì thế, cá càng béo như cá hồi thì càng chứa nhiều chất độc hại.
Mối liên quan giữa
chất PCB và căn bệnh ung thư vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Cơ quan bảo vệ
môi trường Mỹ (EPA) đã phân loại chất PCB vào danh sách chất có thể gây ung thư
ở người.
Nhưng một vài
nghiên cứu về mối liên hệ giữa PCB và ung thư vẫn chưa tìm thấy điều này.
Các nhà khoa học
chỉ khẳng định khi vào cơ thể, hợp chất PCB có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với
sức khỏe con người như tác động đến hệ thần kinh (làm tê liệt, đau đầu, run rẩy
chân tay), hệ sinh sản, phát sinh các khối u...
Còn theo Health,
mặc dù cá hồi tự nhiên chứa nhiều thủy ngân hơn, nhưng cá hồi nuôi lại có xu hướng
“ăn” nhiều hóa chất hơn, bao gồm cả những chất gây ung thư, có thể kể đến như
thuốc trừ sâu và PCB.
Tuy nhiên, lượng
chất hóa học này trong cá hồi vẫn thấp hơn 60 lần so với mức an toàn cho phép
cơ thể hấp thu. Thông tin này đã được chính Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm
Mỹ (FDA) công nhận.
Vì lí do này, đa
số mọi người tin rằng lợi ích của chất béo có trong cá hồi nuôi sẽ cao hơn so với
những nguy cơ tiềm ẩn của ô nhiễm hóa chất.
Năm 2015, trả lời
tờ NY Daily News (Mỹ), ông Janneche Utne Skaare, Ủy ban Khoa học về An toàn Thực
phẩm Na Uy (VKM) cho biết:
"Với nồng độ
của những chất độc hại như PCB, dioxin và thủy ngân có trong cá béo như hiện
nay không hề cao và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng".
Tuy nhiên, Chính
phủ Na Uy khuyến cáo phụ nữ mang thai và những cô gái trẻ nên hạn chế ăn cá hồi,
chỉ ăn tối đa 2 lần/tuần để thế hệ sau không gặp rủi ro về sức khỏe.
Chính phủ Na Uy
khuyến cáo phụ nữ mang thai và những cô gái trẻ nên hạn chế ăn cá hồi.
Chính phủ Na Uy
khuyến cáo phụ nữ mang thai và những cô gái trẻ nên hạn chế ăn cá hồi.
Jim Meador, nhà
nghiên cứu chất độc môi trường của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia
Mỹ cho biết các loại thuốc được phát hiện trong cá hồi ở Seattle không gây ra mối
đe doạ trực tiếp đến sức khỏe con người bởi nồng độ thấp.
Tuy nhiên, nhóm
nghiên cứu của ông cho thấy, các chất độc này lại là nguyên nhân gây ra tỷ lệ
các con cá nhỏ ở trong vùng chết cao, tờ Telegraph đưa tin.
Hiện nay, câu trả
lời cho câu hỏi cá hồi nuôi nguy hiểm như thế nào với sức khỏe người tiêu dùng
vẫn đang bị bỏ ngõ.
Chỉ biết rằng, do
nhu cầu ngày càng tăng đối với cá và tiềm năng cá đại dương đang dần cạn kiệt,
trong tương lai chúng ta sẽ phải ăn cá nuôi nhiều hơn.
Hiện nay, gần một
nửa nguồn cung cấp cá cho thị trường là từ cá nuôi. Ngân hàng Thế giới (WB) ước
tính đến năm 2030 gần 2/3 thủy sản sẽ được nuôi ở trang trại.
* Tổng hợp từ nhiều
nguồn
CÔNG DỤNG CỦA MUỐI
muối, Làm Đẹp, bệnh,
Muối và tác dụng
trong phòng chữa bệnh. (Ảnh: Internet)
Làm trắng răng
Việc sử dụng kem
đánh răng có chứa tinh thể muối biển có tác dụng làm trắng răng, cải thiện men
răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả,
điều này đồng nghĩa lợi (nướu) của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn
công của vi khuẩn.
Bên cạnh việc sử
dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối, bạn cũng có thể dùng nước muối loãng
(nước pha muối) để súc miệng, giúp sát trùng răng miệng và cho bạn hơi thở thơm
tho.
Giúp sáng mắt
Sau khi rửa sạch
mặt, lấy nửa chậu nước ấm, cho một ít muối vào chờ cho tan. Úp mặt xuống dung dịch
này, để nguyên như thế, mở mắt ra, di chuyển cầu mắt lên, xuống, sang trái,
sang phải để đạt được hiệu quả tối ưu.
Sưng họng, viêm khoang
miệng
Đây là cách làm
đơn giản nhưng khá hiệu quả. Mỗi ngày ngậm và súc nước muối nhiều lần là cách
mà nhiều người vẫn sử dụng để giảm đau họng và viêm khoang miệng.
Chảy máu chân
răng
Sáng và tối dùng
bột muối đánh răng sẽ giúp chân răng bớt chảy máu và chắc khỏe hơn.
Đau răng do phong
nhiệt
Cành hòe nấu lên
cho vào ít muối, ngậm và súc miệng. Cành hòe nấu lấy hai bát nước, cho vào 500g
muối, nấu cho khô cạn, nghiền thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau; dùng
nước muối đặc súc miệng.
Bị táo bón
Mỗi ngày vào lúc
sáng sớm khi đói hãy uống một chén nước muối nhạt.
Viêm chân lông
Ngọn nguồn của
viêm nang lông sự sự bít tắc khiến bã nhờn không thể đào thải, sợi lông không
thể bật được ra ngoài mà phải cuộn tròn trong nang lông. Do vậy, trước tiên, nang
lông cần được làm sạch và thông thoáng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Sử dụng muối y tế
để làm sạch các tế bào chết tích tụ, làm mịn làn da. Đây là một thao tác rất
đơn giản, bạn có thể tự thực hiện tại nhà định kỳ 1 tuần 1 lần để giữ cho nang lông
thông thoáng và làn da mềm mượt.
Đau phong thấp cơ
và khớp
Muối ăn 500g, tiểu
hồi hương 125g, rang nóng lên rồi bọc vải đắp vào chỗ đau, cứ lạnh lại cho vào
rang nóng rồi đắp, ngày 2 lần.
Chữa cảm lạnh
Viêm mũi họng
không cứ phải dùng kháng sinh mạnh là tốt. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhỏ
mũi bằng nước muối giúp giảm đáng kể những triệu chứng đi kèm với bệnh cảm lạnh
thông thường cũng như giảm nguy cơ viêm đường hô hấp. Đáng nói, nước muối nhỏ
mũi khi sử dụng sẽ không gây tác dụng phụ.
muối, Làm Đẹp, bệnh,
Muối làm đẹp cho
chị em phụ nữ. (Ảnh: Internet)
Tẩy mụn
Đối với những bạn
bị nốt mụn ở lưng, ngực, muối cũng có tác dụng trong việc tẩy bớt mụn. Trước
tiên bạn phải tắm nước ấm cho cơ thể nóng lên, lỗ chân lông giãn ra, sau đó chà
muối lên lưng, dùng bông tắm massage nhẹ khoảng 1 phút, không nên mạnh tay. Tiếp
theo, dùng miếng bông xốp lớn nhúng vào nước muối, dán lên lưng khoảng 10 phút
rồi rửa sạch bằng nước.
Khống chế lượng dầu
trên da mặt
Với những bạn da
mặt nhờn, có thể xoa một chút muối lên sau khi đã rửa sạch mặt, massage nhẹ
nhàng rồi để yên khoảng 3 phút. Sau đó dùng ngón tay giữa massage dọc hai bên sống
mũi từ dưới lên trên.
Khử độc cơ thể
Làn da bị sạm
đen, nổi mụn nếu phải thu nạp một lượng quá lớn các chất hóa học do môi trường
ô nhiễm, khói, bụi…
Để thanh lọc cho
cơ thể cũng như làm tươi mới làn da, không khó như bạn vẫn tưởng, chỉ cần khi tắm
bạn thêm ½ chén muối biển vào trong chậu nước tắm, tiếp đó ngâm mình ít nhất 10
phút trong đó sẽ giúp cơ thể cũng như làn da thải loại được những chất hóa học
rất độc hại.
Chữa bệnh Trĩ
Kết hợp muối tinh
và đường phèn trắng, mỗi loại 120g. Sau đó nghiền thành bột cho vào bong bóng lợn
hong khô, tiếp tục nghiền thành bột để dùng. Mỗi lần uống 15g, uống lúc đói với
nước.
Chữa hôi nách
Hòa tan 2 muỗng
cà phê vào nước sôi rồi khuấy đều lên. Sau đó lau qua vùng nách của mình bằng
nước ấm hoặc có thể dùng nửa quả chanh tươi xát nhẹ qua vùng nách. Chanh sẽ giúp
loại bỏ lớp tế bào chết không cần thiết, làm da săn chắc mịn màng hơn.
Sau đó, dùng khăn
khô thấm vào nước muối rồi thoa đều lên vùng nách theo hướng vòng tròn xung
quanh nách. Thực hiện lại các động tác trên nhiều lần trong khoảng 10 -15 phút
rồi lau sạch lại bằng khăn khô. Hãy kiên trì thực hiện đều đặn khoảng 2 lần/ tuần
và thực hiện trước khi đi ngủ để thu được kết quả như mong muốn.
5 phong tục đón Tết "kỳ lạ"
của thế giới
Panama : Đốt ảnh
người nổi tiếng
1454681696_1454573722_chuyen_la
Ở Panama, theo
truyền thống, người ta thường mang hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để
đón chào năm mới. Đó có thể là những nhân vật hay xuất hiện trên truyền hình hoặc
các chính trị gia nổi tiếng. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những
điều xấu trong năm cũ, để bắt đầu một năm mới hanh thông, suôn sẻ và không gặp
bất cứ trở ngại nào.
Phong tục này đã
tồn tại trong suốt một thời gian dài tại Panama, nhưng gần đây phong tục này đã
được cải biến đi ít nhiều khi ngoài hình ảnh những nhân vật nổi tiếng được mang
đốt, người dân có thể sử dụng hình ảnh của những người thân đã mất của mình để
đốt với hy vọng những người đã khuất cũng sẽ được chung vui một cái Tết an lành
cùng mọi người.
Peru: Chửi mắng,
đánh nhau
1454681696_1454574057_chuyen_la_5
Chửi mắng và đánh
nhau là một phong tục cố hữu tại một vùng quê thuộc đất nước Peru. Theo đó,
phong tục kỳ quặc này sẽ được tổ chức trong dịp năm mới này vẫn thường xuất hiện
tại làng Chumbilbilca của đất nước Peru xinh đẹp. Người dân ở đây ăn mừng lễ hội
đón năm mới mang tên Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt
tình đoàn kết.
Họ tin rằng mắng
nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá
nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang
găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng.
Bởi một lý do hết sức đơn giản là những cuộc ẩu đả này được cảnh sát địa phương
giám sát.
Đan Mạch: Ném vỡ
bát đĩa
1454681696_1454573722_chuyen_la_2
Ở một số quốc
gia, bát đĩa vỡ vào dịp năm mới là sự xui xẻo, thì với người dân Đan Mạch, đây
là điều may mắn. Trong năm, những món đồ bát đĩa cũ không dùng nữa được mọi người
giữ lại.
Đến giao thừa,
người dân sẽ ném bát đĩa nhà mình sang hàng xóm. Trước cửa nhà nào có càng nhiều
bát đĩa cũ chứng tỏ nhà đó càng nhiều bạn và sẽ gặp may mắn trong năm mới.
Etonia: Ăn trọn vẹn
bảy bữa
Một phong tục hết
sức độc đáo của người Estonia luôn khiến nhiều người cảm thấy thích thú, đó là
họ sẽ cố gắng ăn trọn vẹn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Người Etonia tin rằng,
đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới. Nếu một người đàn ông ăn bảy bữa
trong ngày đầu năm, thì người ta tin rằng anh ta sẽ có sức khỏe bằng bảy người
đàn ông khác trong năm mới.
Nhưng điều này
không đồng nghĩa với việc ăn tám bữa trong ngày đầu năm mới sẽ tốt hơn, bởi số
7 luôn được coi là con số may mắn của người Estonia và việc ăn đủ bảy bữa ăn
không hơn, không kém mới là điều mang lại những sự no đủ, may mắn trong năm mới
cho mỗi người.
Chile: Đón giao
thừa ở nghĩa trang
1454681696_1454573722_chuyen_la_4
Giao thừa là thời
điểm người dân trên thế giới nô nức tham dự những bữa tiệc tưng bừng, thì người
dân thị trấn Talca ở Chile lại có truyền thống đón khoảnh khắc thiêng liêng này
ở nghĩa trang. Theo quan niệm của người dân, họ muốn sưởi ấm cho những ngôi mộ
lạnh lẽo để những người yêu thương có thể cùng bắt đầu năm mới hạnh phúc.
Cổng các nghĩa
trang được mở vào 23h ngày 31/12 hàng năm. Người dân mang theo nến thơm, đèn và
những bản nhạc nhẹ, trang hoàng nghĩa trang. Tại đây, họ sẽ ngồi trò chuyện với
nhau và cả người đã khuất về câu chuyện trong một năm.
Đăng nhận xét