KIẾN THỨC ĐẠO

      
                
Ý nghĩa 5 sắc hoa dâng Đức Mẹ
Một vài ý nghĩa nhỏ về năm sắc hoa mà chúng con chọn dể dâng kính Đức Mẹ. Mỗi sắc hoa tượng trưng cho một nhân đức của Mẹ Maria. Hoa thì muôn sắc, nhân đức của Mẹ Thánh thì muôn vàn. Chúng con, những đứa con bé nhỏ của Mẹ, cảm thấy 5 nhân đức sáng ngời nhất của Mẹ Maria và cũng thiết thân nhất cho cuộc đời chúng con. Để tỏ lòng tôn kính mến yêu Mẹ, chúng con chọn năm sắc hoa, mỗi sắc hoa tượng trưng cho một điểm sáng ngời nhất nơi Mẹ Maria.
Hoa Trắng:
Đây là màu riêng cho Mẹ Maria, Mẹ là người nữ duy nhất tinh khiết vẹn tuyền, vô nhiễm nguyên tội và không tỳ vết tội lỗi. Tuổi thanh xuân của chúng con hôm nay gặp rất nhiều thử thách về nhân đức cao quý này. Dâng lên Mẹ hoa trắng, chúng con muốn tôn vinh sự trong trắng vẹn sạch của Mẹ và xin Mẹ giúp chúng con vượt thắng những mời mọc quyến rũ của thế trần.
Hoa Vàng:
Màu vàng tượng trưng lòng tin yêu, tín thác và cây trông của Đức Me. Ngài tuyệt đối xin vâng trong mọi hoàn cảnh, từ xin vâng trong màu nhiệm Truyền Tin đến Khổ Nạn của con Mẹ trên Thánh Giá. Dâng lên Mẹ Hoa Vàng chúng con ca ngợi sự tin tưởng tuyệ đối của Mẹ vào Thiên Chúa và xin Ngài cho chúng con biết nhân ra và thực thi tiếng Chúa gọi trong đời mình.
Hoa Tím:
 Sắc hoa màu tím là sắc hoa của hy vọng, của niềm mơ ước. Mẹ Maria đã sống niềm chờ đợi trong hy vọng vào Lời Hứa Cứu Độ của Cựu Ước. Nhờ hy sinh, hãm mình, kỷ luật Mẹ Maria đã biến niềm mơ ước thành sự thật và niềm hy vọng thành sự cứu rỗi. Chúng con dâng lên Mẹ Maria hoa tím để cảm tạ Ngài vì những hoa trái của hy sinh mà Ngài đã mang tới cho nhân loại và xin Mẹ giúp chúng con vượt thắng khuynh hướng của tuổi trẻ hôm nay là chỉ muốn được thỏa mãn cho mình ngay ở đây và bây giờ.
Hoa Đỏ:
Màu đỏ tượng trưng cho danh hiệu Đồng Công Cứu chuộc của Đức Mẹ. 30 năm tần tảo nuôi Chúa Giêsu, 3 năm ngược xuôi theo con mình trên những con đường cát bụi sỏi đá đễ rao truyền ơn Cứu Độ, Cảm nhận với Con Chúa từng làn roi, tùng mũi đinh như những dao sắc thâu qua trái tim mình. Chúng con dâng lên Mẹ Maria hoa đỏ để cảm mến những hy sinh của Ngài và xin Ngài cho chúng con sự can đảm cộng tác với ơn Chúa cho chính phần rỗi của chúng con và của thế giới.
Hoa Xanh:
Màu xanh tượng trưng cho sự thanh cao của tâm hồn. Như mây mưa không thể che khuất vừng trăng, ngôi sao mai luôn tuyệt vời trên trời, Những đau khổ gian chuân không thể che khuất sự thanh cao rạng ngời của Mẹ Maria. Chúng con dâng lên Mẹ Hoa Xanh để chúc tụng, tuyên dương Mẹ và xin Ngài cho chúng con bảo trọng sự cao quý vai trò làm con Thiên Chúa của chúng con.
         
                                              Mùa Thường Niên 2
Mùa Thường Niên 2 bắt đầu từ Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống (vào khoảng cuối Tháng 5 hay đầu Tháng 6 Dương Lịch) cho tới Thứ Bảy Lễ Vọng của Chúa Nhât 1 Mùa Vọng (vào khoảng cuối Tháng 11 hay đầu Tháng 12 Dương Lịch). Mầu sắc phụng vụ trong Mùa Thường Niên 2 cũng là mầu xanh lá cây, mầu hi vọng. Mùa Thường Niên 2 kéo dài, nên người tín hữu có thể sống lơ là, làm nhụt tinh thần. Vì thế Giáo Hội dùng mầu hi vọng, để nhắc nhở người tín hữu giữ vững niềm hi vọng vào Chúa. Trong Mùa Thường Niên 2, Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi (Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần.


Hiện Xuống) Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa ba Ngôi), Lễ Sinh Nhật thánh Gioan tẩy giả (24-06), Lễ thánh Phêrô và Phaolô tồng đồ (29-06), Lễ Chúa Hiển Dung (06-08), Lễ Đức Mẹ Lên Trời (15-08), Lễ Suy Tôn Thánh giá (14-09), Lễ Các Thánh 01-11), Lễ Cầu cho Các Tín hữu đã qua đời (02-11), Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô (09-11). Khi các ngày lễ trên đây nhằm vào ngày Chúa Nhật thì phụng vụ lời Chúa của các lễ này thay thế phụng vụ lời Chúa ngày Chúa Nhật và mầu sắc phụng vụ cũng đi theo mầu sắc phụng vụ của mỗi lễ. Xét về phương diện tâm lí học thì người ta có khuynh hướng ‘quen quá hoá nhàm’. Do đó khi thấy những mầu sắc khác nhau trong phụng vụ của các ngày lễ trên khác với mầu xanh của mùa thường niên thì cũng có thể gây được sự chú ý và thay đổi trong tâm thức người tín hữu. Có linh mục chánh xứ kia thường hay khuyến khích giáo dân, nhất là phái nữ bận mầu áo theo mầu sắc phụng vụ của mỗi mùa phụng vụ hay mỗi ngày lễ để khơi dậy ý thức về ý nghĩa mầu sắc phụng vụ  trong tâm thức người đi dự lễ.

                                                                                              
                                                                                                                                                       LmTrần Bình Trọng                        


Khoa Học Dẫn Đến THIÊN CHÚA


Tiến sĩ Phan Như Ngọc, Giáo sư vật lý, bị nhồi nhét tà thuyết vô thần từ lúc sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.  Nhân một chuyến công tác ở nước ngoài, ông đã xin tị nạn và gia nhập Đạo Chúa.
Ông viết: "Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh?"
"Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo.  Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại."
 Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ; "Mỉa mai cho lòng dạ con người, nghĩ rằng, chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô."
Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Bác học Isaac Newton, vì nhìn thấy sự kỳ diệu và trật tự của bầu trời, đã thốt lên: "Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính." ; "Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."
Bác học Bourgeois: "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt.  Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng to hơn."
Bác học Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia nó kỳ dị như hòn đá tự bò lên sườn núi."
Bác học Albert Einstein: "Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt."; "Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo."

Giáo sư Edwin Carlson, nhà Sinh vật học Trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ: "Sự sống phát xuất từ sự tình cờ, thì cũng giống như một quyển từ điển, xuất hiện do kết quả của một vụ nổ xảy ra ở một nhà máy in."
Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong giải phẫu, khi được hỏi về những phát minh của ông, đã trả lời: "Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu."
Bác học Edison, đã ghi vào sổ vàng khi ông đến viếng tháp Eiffel: "Edison hêt sưc khâm phục và ca ngợi tât cả kỹ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa."
Giáo sĩ Moreux, giám đốc đài thiên văn Bourges: "Tôi liên lạc với các vị giám đốc thuộc hêt mọi đài thiên văn trên thế giới, tât cả đều tin có Thiên Chúa."
Charles Nicolle, người đoạt giải Nobel Y học, năm 1928: "May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm.  Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra.  Bí nhiệm làm tôi vững tâm. Đó là dấu ấn của Thiên Chúa."
Alexis Carrel, tiến sĩ y khoa, giáo sư đại học Lyon, đoạt giải Nobel 1912.  Ông là một nhà vô thần, nhưng sau khi chứng kiến phép lạ nhãn tiền tại Lộ Đưc (Lourdes , France).  Marie Ferrand, từ một cô gái sắp chêt, trở nên lành mạnh tức khắc, ông nói:  "Thật là một chuyện không thể có nhưng có thực. Qủa là bât ngờ, một phép lạ mới xẩy ra."  Không dám tin ở mình.  Alexis Carrel mời hai bác sĩ bạn đến chứng kiến và cả hai đều xac nhận cô đã hoàn toàn bình phục.  Alexis Carrel đã trở nên tín hữu Thiên Chúa giáo, trước khi về Nhà Cha trên trời.
Bác học Chevreul (1786-1889): "Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài".
Bác học Diderot: "Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần."
Bác học John Eccles, người đoạt giải Nobel: "Tôi chấp nhận tât cả những lý thuyêt khoa học, nhưng những lý thuyết này không giải thích một chút nào về sự kiện, làm thế nào, tôi, một sinh vật biêt suy nghĩ, đang hiện hữu và có thể làm nhiều điều… Sự sáng tạo linh hồn là một hành động thiêng liêng là điều khoa học không thể phủ nhận được, nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của khoa học".

Ông nói thêm: "Niềm tin của những người chủ trương duy vật chất đang hao mòn; họ không dẫn chúng ta đến đâu cả. Thuyêt ‘khoa học duy vật’ đưa con người đến tuyệt vọng, trống rỗng, vô giá trị.  Giá trị thật là vấn đề tâm linh, tình yêu thương, can đảm, bác ái".
Bác sĩ riêng của Lenine, lúc 83 tuổi, ông xuât bản hai cuốn sách: "Sự bí mật và sự khôn ngoan của thân xác (1958); và "Mầu nhiệm của sự sống" (1960).  Ông nói: "Môn sinh vật học và môn phân tích tâm lý, đã làm cho tôi trở nên một kẻ hữu thần."
Wernher Von Braun (1917-1977) thám hiểm Mặt Trăng thành công năm 1967. Ông cùng 3 phi hành gia bạn cắm cờ Hoa Kỳ và đặt ca vịnh trên cung trăng ngợi khen Đấng Tạo Hóa. Năm 1976 khi diễn thuyết tại Philadelphia, Bang Pennsylvania, Ông nói: "Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi tăng thêm. Khoa học và đạo không mâu thuẫn nhưng là chị em ruột.  Khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, trong khi đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa đã dựng nên vạn vật tôt đẹp lạ lùng. Đạo không phải là di sản mà người đời sau hưởng thụ và bảo vệ.  Nhưng đạo cũng như khoa học phải thăng tiến.  Người tín hữu phải tìm hiểu đạo và nhà khoa học phải khổ công nghiên cứu mới thành bac học."
Bác học T. Termier: "Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, bị tạo, hỗn hạp, khuyết điểm, có cùng đich và rât phức tạp.   Do đó, hơn những người dốt nát, nhà khoa học dễ có ý hướng về một Đấng bât di bất dịch, tự hữu, cần thiết, hoàn toàn và là Đấng duy nhât an bài mọi sự.  Chính vì thế mà người ta bảo: khoa học dẫn đến Thiên Chúa.  Và cũng chính vì thế mà người ta có thể nói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa."
A. Eynieu đã công bố bản thống kê: trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biết lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% các nhà bac học tin có Thiên Chúa.

Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kết qủa tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhất thuộc 4 thế kỷ qua. "38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị, thì 20 vị dửng dưng, 242 ông tin. Tức cũng 92% tin có Thiên Chúa."

Nhà bác học người Mỹ, có ý mỉa mai và đánh giá những kẻ chủ trương vô thần như sau:

- Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn bàn.

- chứa chất săt, đủ làm 7 cái đinh đóng móng ngựa.

- Có một số chất vôi đủ quét một bức tường nhỏ.

- Đôt ra than, có thể làm được 65 cây viêt chì.

- Chât phôt phát đủ làm được hộp diêm.

- Và chất muối, hai hoặc ba muỗng nhỏ.

Bán những thứ đó được 95 xu, đó là giá trị của kẻ vô thần.

Kính tặng những ai muốn tìm cho mình một đạo thật.


Đức Tin Lật Ngược Ván Cờ





Sức mạnh niềm tin là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng vì là thứ vô hình nên không phải ai cũng thừa nhận nó. Và cho dù nó tồn tại hay không, bạn không thể phủ nhận sức mạnh của niềm tin.

                                     Vị giáo sư và học trò.
Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nó giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong mỗi con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp chúng ta thưc hiện những mục tiêu mong muốn.

Cuộc tranh luận giữa vị giáo sư và học trò của mình về niềm tin nơi chúa Jesu sẽ cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về một phần thiết yếu trong cuộc sống:

Giáo sư: Con là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?

Sinh viên: Dạ đúng thưa giáo sư.

Giáo sư: Vậy con có tin vào Chúa không?

Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa giáo sư.

Giáo sư: Chúa tốt lành chứ?

Sinh viên: Chắc chắn là như vậy.

Giáo sư: Chúa có tất cả quyền lực không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?

Giáo sư: Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi : Chúa tốt lành không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Quỷ Satan có tốt lành không?

Sinh viên: Không.

Giáo sư: Vậy quỷ Satan là đến từ đâu?

Sinh viên: Dạ, từ …Chúa mà ra…

Giáo sư: Đúng rồi. Con trai hãy nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?

Sinh viên: Đúng!

Giáo sư: Vậy ai tạo ra tội ác?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Vậy còn bệnh tật? sự đồi bại? lòng thù hận? sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?

Sinh viên: Dạ đúng, thưa giáo sư.

Giáo sư: Vậy, ai tạo nên chúng?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Khoa học nói rằng chúng ta có 5 giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa?

Sinh viên: Dạ chưa.

Giáo sư: Nói cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?

Sinh viên: Chưa, thưa giáo sư.

Giáo sư: Cậu đã từng cảm nhận thấy Chúa, nếm được mùi vị của Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?

Sinh viên: Chưa thưa giáo sư. E là con chưa cảm nhận được từ giác quan nào cả.

Giáo sư: Vậy cậu còn tin vào Chúa không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Theo kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, khoa học nói rằng Chúa không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai?


Sinh viên: Không là gì cả. Con chỉ có niềm tin.

Giáo sư: Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà khoa học gặp phải.

Sinh viên: Thưa giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Không có, thưa giáo sư. Nó không hề có.

(Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên)

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến âm 273,15ºC (độ không tuyệt đối), nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó.

Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh, lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng. Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng, và lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.

(Giảng đường thinh lặng với những giải thích của cậu sinh viên)
Ánh sáng- bóng tối, lạnh – nóng.
Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa giáo sư? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?
Giáo sư: Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối?

Sinh viên: Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối”. Trong thực thế, không có bóng tối, nếu có, giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa giáo sư?

Giáo sư: Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì, chàng thanh niên trẻ tuổi?

Sinh viên: Thưa giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của giáo sư có chỗ thiếu sót.

Giáo sư: Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn, chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa giáo sư, khoa học thậm chí không thể giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào.

Có thể là dùng những tín hiệu về xung điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình.

Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.

Điều này giải thích rằng: bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.

Bây giờ giáo sư hãy nói cho con biết, giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không?

Giáo sư: Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.

Sinh viên: Đã bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa giáo sư?

(Giáo sư lắc đầu và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)

Sinh viên: Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời?

(Lớp học bỗng trở nên ồn ào)

Sinh viên: Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của giáo sư chưa?

(Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn)

Sinh viên: Có ai đó đã từng nghe về bộ não của giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh, khoa học nói rằng giáo sư không có bộ não. Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì giáo sư dạy được, thưa giáo sư?

(Căn phòng im lặng, giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì

Giáo sư: Tôi nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ.

Sinh viên: Đúng là thế đấy, thưa giáo sư….Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là “Niềm Tin“. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển.

Mong là tất cả các bạn đã cảm nhận được cuộc đối thoại trên đây theo một cách thú vị. Và nếu đúng như vậy, chắc chắn bạn cũng muốn bạn bè và đồng nghiệp của mình sẽ đọc được mẩu chuyện này đúng không?

Hãy Chia sẻ thông điệp này đến bạn bè để giúp họ trở nên hiểu biết hơn về Đức tin…

Dù cho bạn thấy hay không thấy được nhưng nếu có một chiếc la bàn trong tâm, bạn sẽ không bị lạc lối chốn nhân gian.


Nhân tiện, cậu sinh viên trong câu chuyện trên đây chính là Albert Einstein – nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 21, người phát minh học thuyết tương đối tạo ra bước ngoặt cho khoa học đương đại.

Đăng nhận xét

CÁC LỄ ĐĂNG QUANG GIÁO HOÀNG

TỰ ĐIỂN ANH VIỆT-VIỆT ANH

Vietnamese Dictionary

NGHE ĐỌC CHUYỆN TAM QUỐC

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Ra Khơi Cùng Mẹ - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger