NHÂN BẢN
I. KHÁI NIỆM :
I.1. Nhân bản là
gì ? Ai cũng biết ‘nhân’ là người, con người ; ‘bản’ là cái gốc, cái nền tảng.
Vậy ‘nhân bản’ là cái gốc của con người từ khi mới hình thành (trong bụng mẹ) đến
lúc chào đời. Con người, khi ấy mới chỉ là một sinh vật có bản năng, chưa có ý
thức, tri thức, dục vọng ; nói khác hơn, con người lúc ấy hoàn toàn tốt lành,
không bị lôi cuốn hay vướng mắc một sự gì của hệ luỵ trần gian. Vì thế mới có
câu “người mới sinh, tính vốn lành” (“nhân chi sơ, tính bản thiện” – Nho giáo),
“trẻ thơ giống như một tờ giấy trắng” (tục ngữ VN) trên đó chưa in một tì vết
nào.
I.2. Nhân bản xét theo nhãn quan xã
hội : Cái gốc của con người là như vậy, nhưng con người sẽ không mãi mãi như vậy,
bởi con người là một sinh vật có lý trí, có tăng trưởng. Cũng giống như “cây
cam trồng ở bờ nam sông Hoài thì ra trái ngọt, nhưng đem trồng sang bờ bắc sông
Hoài thì trái lại chua” (Ngụ ngôn Trung Quốc), con người theo thời gian tăng
trưởng sẽ ảnh hưởng bởi môi trường, hấp thụ bởi môi sinh (từ gia đình tới học
đường, xã hội), nên cái gốc ấy sẽ dần biến đổi (có thể trở thành càng ngày càng
tốt lành, mà cũng có thể trở nên ngày một hư đốn, tồi tệ). Và từ đó, xã hội phải
đề ra vấn đề giáo dục và răn đe : Giáo dục nhân bản theo chiều hướng đi lên, và
đặt ra những định chế, luật lệ nhằm răn đe, sửa chữa những lệch lạc, sai lầm. Từ
đó có những nguyên tắc quy định về nhân quyền, nhân vị.
I.3. Nhân bản xét theo nhãn quan
tôn giáo : Cũng từ nhãn quan rất đời thường như thế, nhìn vào thân phận con người,
rồi đi xa và sâu hơn để tìm đến cội nguồn là con người đươc sinh ra từ thần
linh, sẵn có thần tính nên mới thiện hảo. Vậy nên phải bảo dưỡng và giáo dục
làm sao cho đạt tới cùng đích : trở nên hoàn thiện như thần linh. Đại đa số các
tôn giáo đều công nhận nguồn gốc con người xuất phát từ một vị thần linh tối
thượng (tuy cách gọi có khác nhau : Ông Trời, Đấng Tạo Hoá, Đấng Tối
Cao&hellip.
II. NHÂN BẢN KITÔ GIÁO :
Có thể tóm lược đặc
tính nhân bản Kitô giáo trong công thức : nhân bản xã hội + hồng ân Thiên Chúa
= nhân bản Kitô giáo. Tại sao lại thế ? Vì ‘nhân bản’ Kitô giáo vừa được hiểu
theo nghĩa “cái gốc của con người”, vừa được hiểu theo nghĩa “cái gốc của yêu
thương” (Ở Việt Nam, cách đây hàng thế kỷ, nhiều anh em các tôn giáo khác vẫn
hay gọi Đạo Công giáo là “Đạo Bác ái”, “Đạo yêu thương&rdquo. Để diễn tả bằng
chữ viết theo mẫu tự Latinh, cả 2 nghĩa trên đều được viết là “nhân”, nhưng nếu
viết bằng chữ Hán thì có khác. Đem chiết tự từ Hán Việt ‘Nhân’ bản xã hội, thì
như đã trình bày trên : ‘nhân’ là người – một con người cụ thể trong xã hội
loài người. Còn ở từ ‘Nhân’ bản Kitô giáo, thì vì con người có nguồn gốc từ
Tình yêu Thiên Chúa (vì Tình Yêu, Thiên Chúa tạo dựng con người) nên con người
là biểu tượng Tình Yêu Thiên Chúa. Khi viết, từ Hán Việt này gồm 2 từ : ‘nhân’
(người) + ‘nhị’ (số 2), cũng phát âm là ‘nhân”, và có nghĩa là ‘lòng thương người’
(lòng thương yêu của một cá nhân, tất phải có đối tượng để thể hiện tình yêu đó
– thêm một cá nhân nữa = nhị nhân – 2 người – đó là đặc tính ‘tượng ý’ của chữ
Hán). Tóm lại, ở cả 2 cách viết chữ “nhân” đều có chữ ‘người’, một đàng thì nói
về cái gốc của con ‘người’, một đàng thì nói về lòng thương ‘người’, mà thương
người thì phải có người cho và người nhận, nên có thể nói ‘Nhân bản Kitô giáo’
bao hàm ý nghĩa sâu rộng hơn ‘nhân bản’ xã hội, vì lòng nhân của con người vừa
có tính đối thần ("Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết
lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22. 37). lại vừa có tính đối nhân
(“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình – Mt 22. 39) ; “Anh em hãy yêu thương nhau như
Thầy đã yêu thương anh em” – Ga 13, 34).
III. KẾT LUẬN :
Như vậy, nhân bản
học Kitô giáo đã khẳng định một chân lý : nhân bản con người không phải tự
nhiên mà có, mà là do Thiên Chúa – Đấng chí nhân, chí thánh – ban tặng khi Người
dựng nên loài người. Nhận chân được điểm then chốt đó, người Kitô hữu phải cảm
tạ Thiên Chúa vì hồng phúc Người đã ban cho, đồng thời phải biết trân trọng
công trình tác tạo tuyệt vời ấy bằng cách trau giồi và phát triển những đức
tính nhân bản của mình ngày một hoàn thiện hơn.
10 phương thế
giúp bạn trau dồi nhân cách
NHÂN CÁCH LÀ GÌ?
Nhân cách là
những nét đặc trưng, độc đáo, riêng biệt trong lối suy nghĩ, cảm
nhận, cách ứng xử, những cái làm nên một con người độc nhất vô nhị.
Khi chúng ta
nói ai đó có nhân cách tốt, có nghĩa là, họ là một người đáng yêu,
biết quan tâm người khác và là người có thái độ vui tươi khi tiếp
xúc với chúng ta.
Bất cứ một ai
trong chúng ta cũng đều mong muốn mình là một người có thể cuốn hút
được người khác. Để trở nên một người có sức thu hút người khác,
bạn cần phải có một nhân cách tốt, điều này rất quan trọng để đạt
được điều đạt mong muốn. Một điều hầu như chắc chắn rằng, cái ”
bảnh bao, đẹp gái” bên ngoài sẽ chẳng là gì so với một nhân cách
tốt. Trong thực tế, gần như 85% sự thành công và hạnh phúc của bạn
sẽ là kết quả của việc bạn ảnh hưởng tốt với những người khác
thế nào. Và như thế, nhân cách tốt sẽ là yếu tố quyết định bạn có
sức cuốn hút, hấp dẫn, lôi cuốn người khác được hay không, hay chỉ
làm cho người khác cảm thấy xấu hổ về tính cách của bạn và chỉ muốn
xa tránh bạn.
Trong khi chúng
ta chỉ đề cao, hoặc chỉ muốn làm nổi bật cái vẻ đẹp bên ngoài, thì
ở một mức độ nhất định nào đó, chúng có khả năng để trau dồi nhân
cách của mình như chúng ta mong muốn. Chúng ta có thể phát triển hay
kết hợp một vài nét đặc trưng để làm cho nhân cách của chúng ta có
giá trị, những nét đặt trưng mà chúng ta thấy rằng nó đúng và phù
hợp với mình
NHỮNG PHƯƠNG THẾ GIÚP CHÚNG TA CÓ
THỂ TRAU DỒI NHÂN CÁCH
1. Là người biết lắng nghe: Jacqueline Kennedy Onassis – phu nhân của Tổng thống thứ 35 của
Hoa Kỳ John F. Kennedy, và là Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ từ năm 1961 đến 1963 –
được xem như là một trong số những người phụ nữ duyên dáng, có sức quyến
rũ trên thế giới, bởi vì Jacqueline đã trau dồi kỹ năng trở thành
một người lắng nghe với nét tính cách đặc biệt, hiếm có. Bà nổi
tiếng về cách biết lắng nghe người khác. Mỗi khi Jacqueline nói
chuyện với ai đó, bà thường nhìn vào mắt của người đang nói chuyện,
nắm bắt từng lời, từng từ của người đối thoại, làm cho người khác
cảm thấy họ là người quan trọng. Chẳng có gì lôi cuốn, hấp dẫn hơn
có ai đó lắng nghe bạn một cách chăm chú, khiến bạn cảm thấy dường
như chỉ có mình bạn trên thế giới này mà thôi.
2. Cần đọc, nghiên cứu nhiều và mở rộng hơn về những
điều bạn quan tâm: Càng đọc nhiều và càng trau
dồi những điều bạn quan tâm, bạn sẽ càng trở nên là nhân vật thú vị
đối với người khác. Khi gặp gỡ một người bạn mới, điều này sẽ cho
bạn cơ hội để chia sẻ những gì bạn biết và trao đổi quan điểm của
bạn với họ.
3. Là người có tài nói chuyện hấp dẫn: Nói chuyện hấp dẫn người khác là một hoạt động liên
quan đến kiến thức mà bạn có được qua việc đọc, học và hiểu biết.
Một khi bạn phải góp phần, đóng góp nhiều, hãy học để biết làm
thế nào để nói về điều này với người khác. Không ai có thể đọc hay
hiểu biết mọi thứ đâu, vì thế đó là một điều thú vị để chúng ta
học từ những người khác về những gì chúng ta chưa biết, khi mà
chúng ta không có thời gian để đọc, để nghiên cứu. Nếu tình cờ bạn
cảm thấy mình rụt rè, hãy tham gia vào một nhóm giống như những
người thường xuyên công bố buổi tiệc, mời mọi người nâng ly chúc
mừng.., khi tham gia nhóm này, bạn sẽ được khuyến khích để về những
điều bạn biết.
4. Cần có một quan
điểm: Chẳng
có cái gì chán hơn khi cố gắng nói chuyện với một người chẳng có
quan điểm gì cả về bất kỳ điều gì đó. Một cuộc nói chuyện sẽ
chẳng đi đến đâu nếu như bạn chẳng có gì để trình bày, giải thích
cả. Tuy nhiên, nếu bạn có được một điểm đặc biệt nào đó trong quan
niệm hay cách suy nghĩ khác biệt, bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và thú
vị hơn trong giao thiệp (trừ khi bạn cho mình là người thấu suốt mọi
sự trên đời). Một quan điểm độc
đáo, duy nhất trải rộng ra đến những cái nhìn của mỗi người.
5. Gặp gỡ người mới: Hãy tạo cho
bản thân sự cố gắng, nỗ lực để tiếp xúc, giao tiếp, gặp gỡ những
người bạn mới, đặc biệt là gặp gỡ những ai có tính cách khác với
bạn. Điều này không chỉ đặt để bạn vào những văn hóa khác và những
cách thức lựa chọn để gặp gỡ, giao tiếp với những người mới, mà
còn giúp bạn mở rộng tầm nhìn của mình.
6. Là chính mình: Điều chán
ngán nhất tiếp theo sau việc không hề có cái nhìn, quan điểm hay ý kiến, chính là việc bạn cố gắng trở nên một
con người khác hoàn toàn không phải là bạn. Bạn đúc cho mình một
cái khuôn để phù hợp, hay để được người khác chấp nhận, nhưng nỗ
lực đó thường đem lại kết quả ngược lại sự mong đợi của bạn. Khi
mà mỗi người chúng ta là một cá thể độc nhất, nghĩa là chúng ta
có những cái gì đó thật đặc biệt, làm cho chúng ta trở nên là một
con người đặc biệt, thú vị, mà người khác không có. Hãy diễn đạt,
biểu lộ sự độc nhất này của bạn cho người khác nhận ra. Nỗ lực để
thành một bản sao của người khác không chỉ là thất bại thảm hại,
nhưng còn tiết lộ cho thấy sự thiếu xác thực, và độ đáng tin cậy
nơi con người của bạn.
7. Có một cái nhìn và thái độ tích cực: Có ai muốn ở gần cạnh những người thường xuyên có thái
độ tiêu cực, phàn nàn quá nhiều, chỉ toàn nói những chuyện xấu,
điểm yếu kém? Thực tế cho thấy, hầu hết chúng ta thường bỏ đi khi
nhìn thấy những người này đang đến gần. Vì thế, bạn hãy là người
lạc quan vui vẻ, để mỗi khi bạn bước vào căn phòng, bạn sẽ thắp
sáng nơi ấy bằng chính khả năng, sinh lực của bạn. Bạn sẽ trở nên
một con người lạc quan, vui vẻ, người tươi vui khi bạn nhìn những điều
hay nhất, tốt đẹp nhất nơi con người và sự vật. Mỉm cười cách thân
thiện, lan truyền những hy vọng, làm cho người khác phấn chấn vì sự
hiện diện của bạn.
8. Hãy biết vui đùa và hài hước với những khía cạnh
của cuộc sống: Thường thì ai cũng thích làm
bạn, hay đi cùng với những người biết cách làm cho họ có thể phá
lên cười hay mỉm cười. Vì thế một cái nhìn khôi hài, hóm hỉnh, hài
hước trong một tình huống khó khăn, luôn luôn là một cách thế khiến
bạn trở nên hấp dẫn hơn. Trong nhiều thời điểm khó khăn, biết
cách làm giảm sự căng thằng là
một điều rất hay và là sự giải trí cần thiết. Trong một môi trường
khung cảnh thật buồn tẻ, chán ngắt, nhưng bạn lại có thể làm tăng
sự vui đùa, làm cho người khác cảm thấy thoải mái, thì tự nhiên,
bạn trở nên một nhân vật có sức cuốn hút được những người khác, khiến
những người hiện diện xung quanh bạn cảm thấy thật dễ chịu.
9. Hãy là người biết động viên và giúp đỡ người khác: Giúp đỡ, động viên người khác, có lẽ, là đức tính
được quí chuộng nhiều nhất mà bạn có thể kết hợp nó vào trong
việc trau dồi nhân cách của mình. Chính bạn sẽ là người luôn được
hoan nghênh vì thường xuyên nâng đỡ người khác trợ giúp khi họ cần
đến. Ai trong chúng ta cũng đều yêu thích một ai đó luôn biết động
viên, trợ giúp chúng ta trong những giai đoạn chúng ta gặp khó khăn,
thử thách, giúp chúng ta đứng dậy khi chúng ta té ngã.
10. Chính trực và đối xử với người khác bằng sự tôn
trọng:Trung thực và chân thành trong lời nói
sẽ giúp bạn có được sự cảm phục, tôn trọng và biết ơn người khác.
Chẳng có gì phát triển nhân cách của một con người hơn là sự chính
trực và tôn trọng, vì tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính
bản thân mình.
Là con người, chúng
ta có năng lực và khả năng để định hình cho mình một nhân cách tốt
như chúng ta mong đợi. Khi chúng ta trau dồi nhân cách bản thân, chúng
ta không chỉ làm cho cuộc sống mình được hạnh phúc, nhưng còn làm cho
cuộc sống của những người xung quanh chúng ta cũng được hạnh phúc.
Tác giả: Z. Hereford
Đăng nhận xét