Dẫn nhập: Miền
nam lúc trước, các cô gái quê thường ngồi chàng hãng, chê hê (giạng háng) để
các củ,trái trước mặt, bên vệ đường bán buôn. Một ông chỉ vào các củ, hơi lệch
hướng chút để hỏi mua. Nào mời các bạn.
CỦ CHI?
1.Củ chi. cô bán
củ chi?
— Củ sao không chỉ,
ông nì chỉ cu?
2.Củ chi. cô bán
củ chi?
Mà da xấu xí. xù
xì vậy cô?
— Củ môn. thưa
bác đó mà !
— Chành vun ba
góc, à ra môn lù (*)
— Bác này đâu phải
thầy tu?
Con cua thì phải
có mu có càng!
Nếu mà bác cứ
làng àng (lèng èng)
Thi tôi gọi nhé,
cây “còng” đợi kia!
(Nguyên Lạc)
…………….
(*) Lấy ý:
Chành ra ba góc
da còn thiếu (Vịnh Cái Quạt – Hồ Xuân Hương)
.Vào bài:
Mời các bạn dạo
bước vào ngôi vườn CHỮ NGHĨA, thưởng thức “hoa thơm cỏ lạ”: GIỠN CHƠI CÙNG
CHỮ NGHĨA. Lần
này là BÀN VỀ NÓI LÁI.
NÓI LÁI
.Nói lái
(Spoonerism) là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng việt. Khi nói lái,
người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu, âm cuối, thanh điệu,
…) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm, khi hiểu ra thường làm bật
cười. Nói lái thường đưọc dùng trong văn nói, khẩu ngữ và trong văn học dân
gian đê trêu đùa, đả kích hay thông báo với ai đó một điều gì bí mật hoặc để
tránh những tiếng thô tục.
Như vậy nói lái
là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt, với khả năng nhạy bén về
tính trào phúng và châm chọc.
.Thí dụ:
1.
— Bùi Giáng = Bán
Giùi (Dùi)
— Thầy giáo =
Tháo giày
— Hoảng chưa = Chửa
hoang
— Hiện đại chỉ tổ
hại điện. Đấu tranh rồi biết tránh đâu. Đầu tiên là tiền đâu …
.
Anh thức đủ nhớ
em Thủ Đức
Người cơ thần nhớ
kẻ Cần Thơ (Nguyên Lạc)
………
Cô thần là cô độc
.2. Nhớ lại sau
45 có một ông già Quảng Nam, đã chơi trò chơi chữ nghĩa này bẳng 4 câu thơ:
Chú phĩnh tôi rồi
chính phủ ơi
Chú khiêng lên hết
chiến khu rồi
Thi đua chi mà
thua đi mãi
Kháng chiến trường
kỳ khiến chán thôi
.
3.
a. Về bài: NÓI DỐI/NỖ
của Nguyên Lạc tôi đã đăng trên Facebook, có một phản hồi rất “ấn tượng” của
Tôn Nữ Thu Dung cô nương như sau:
Tôn Nữ Thu Dung:
— “Có ông trung sĩ y tá xưng là trung tá y sĩ. Còn ông xã của Dung trước là kỹ
sư,nay ai hỏi ổng khai gian mình là cư sĩ ! Thiệt tội lỗi ! “
.
b. Thêm câu chuyện
nữa tặng các bạn.
Tui có thằng bạn
có câu “nho chùm” như sau, đố tui giải thích:
— “Hiền tạ thu
xương đa tắc kiếc / Thiên tường tác biệc thọ châu đài.”
Tui “ngọng”.
Hắn trả lời:
— Hiền tạ nói lái
Hà tiện
Thiên tường =
Thương tiền
Tác biệc = tiếc bạc
Châu đài = chai đầu
— Dịch câu đố là
“Hà tiện thương xu đa (nhiều) tiếc cắc,/ Thương tiền tiếc bạc tới chai đầu !”.
Hì hì !
Phục sư phụ mày
chưa?
Bái phục!
.
GIAI THOẠI VỀ NÓI LÁI
1. Đại Điểm Quần
Thần
Sau đây là một
câu chuyện nói lái khá nổi tiếng thời Pháp thuộc:
Ông Nguyễn Văn
Tâm, khi đó giữ chức Thủ hiến, được một tay thâm nho tặng cho một bức hoành phi
rất đẹp, có khắc chữ bốn chữ lớn “Đại điểm quần thần” bằng chữ Hán. Nguyễn văn
Tâm sướng quá nghĩ bụng: “ Đại điểm quần thần” đúng là ta, ta là thủ tướng, chức
vụ chỉ có dưới Bảo Đại thôi. Liền treo luôn lên phòng làm việc.Ông ta có vẻ vừa
ý, đem khoe với nhiều người. Chẳng bao lâu có người giải thích: Đại là to, điểm
là chấm, quần thần là bầy tôi. Vậy Đại điểm quần thần là Chấm to bầy tôi, nói
lái thành chó Tâm bồi Tây.
Bức hoành phi sau
đó mất hút
(Giai thoại làng
nho – Lãng Nhân Phùng Tất Đắc)
.2. Bùa ngừa hỏa
hoạn của Nguyễn Khuyến
Có một xóm hay bị
hỏa hoạn, dân xin cụ Nguyễn Khuyến, tức Tam Nguyên Yên Đổ chữ dán ở đầu xóm,
như bùa chú ngăn hỏa tai xảy đến. Cụ viết chử nhất (– ), dựng đứng hai đầu chữ
to hơn phần giữa,trông như cái chày.
Dân thắc mắc : Chữ
gì vậy cụ, trông như chữ nhất, mà lại là nét sổ thẳng đứng, trông như cái chày
?
Cụ cười nói : Thì
là cái chày chứ chữ gì!
— Sao lại là chày
?
Cụ ôn tồn nói :
— Ta dùng chữ Nôm
để… thoát Trung ấy mà, chữ Nôm đấy. Cái chày đứng dựng là có ý nói : Đừng cháy!
“Chày đứng” là đừng
cháy chứ còn là gì nữa, phải không?
Đăng nhận xét