Bốn nỗi khổ
lớn của một đời người là gì?
Đời người tựa
như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng
bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ
cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…
Không có vàng nguyên chất, cũng không có người
hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực. Không có vàng nguyên
chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực.
Bốn nỗi khổ
lớn của đời người là gì?
Một là nhìn
không thông chính mình: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn
quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi
yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.
Hai là luyến
tiếc: Luyến tiếc sự ưu việc của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc
không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ
tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.
Ba là không
thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại
mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những
lời than trách mà thôi.
Bốn là không
thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những
mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường
dài vậy, thật khổ, thật mệt.
Bạn đã hiểu
rồi, vậy bạn có muốn thay đổi hay không?
1. Một đời
người, không phải tốt đẹp như trong mơ, cũng không xấu như trong tưởng tượng.
Phía sau mỗi
người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời. Mỗi người
đều bước đi trên con đường của mình. Chỉ cần nhớ:
“Khi lạnh
hãy mặc thêm áo khoác cho mình;
Khi đói mua
cho mình một cái bánh;
Khi đau hãy
tự cho mình một chút kiên cường;
Khi thất bại
thì tự đặt cho mình một mục tiêu, hãy chịu đau đứng dậy sau khi bị té ngã, hãy
đích thực là chính mình.”
2. Không nên
lấy tiêu chuẩn của mình để đặt yêu cầu cho người khác, cũng không nên đeo kính
màu để nhìn người khác.
Bởi vì mỗi
người đều có sở thích, cá tính, giá trị, cũng như số mệnh của riêng họ. Những
điều bạn thấy không thuận mắt, cũng không nhất định là điều không tốt.
Lý giải về hạnh
phúc có hàng ngàn vạn loại, quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng không giống
nhau. Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là có thể được làm chính mình.
Tin tưởng
chính mình, đi theo tiếng gọi của tâm hồn mình, không viễn tưởng đặt ra mục
tiêu vượt xa khả năng bản thân, không mù quáng ganh đua, bạn chính là người hạnh
phúc nhất.
Không có
vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là
chúng ta đích thực nhất.
3. Hạnh phúc
là sự gom góp từng chút từng chút, là được thực hiện từng ngày từng ngày. Đừng
làm tổn thương người yêu mến bạn, cũng đừng làm người bạn yêu mến bị tổn
thương.
Một người dẫu có tốt đến mấy, nhưng nếu họ
không nguyện ý cùng bạn đồng hành cho đến hết cuộc đời, thì họ chính là người
khách ghé thăm bạn mà thôi.
Một người dẫu
có nhiều nhược điểm, nhưng lại có thể luôn nhường nhịn bạn, chăm sóc bạn, nguyện
ý suốt đời ở bên bạn, đó chính là hạnh phúc của bạn.
Ai cũng muốn
tìm một người thập toàn thập mỹ, nhưng con người ai cũng có khuyết điểm. Yêu
chính là nhường nhịn, thành thật với nhau, trọn đời bên nhau.
4. Khi những
thứ mà ta sở hữu và những chấp nhất của chúng ta trở thành một loại “vũ khí”
gây tổn thương, thì buông bỏ chính là giải pháp tốt nhất cho cuộc đời.
Mấy ai có thể
biết được mình có bao nhiêu đau khổ, ai biết được mình bị bao nhiêu tổn thương.
Nếu nước mắt
không đọng lại ở trên mặt thì không ai biết được nó lạnh giá đến chừng nào, cái
đau không nằm trên thân thể thì không thể biết nó đau đớn nhường nào.
Bạn có thể
nhìn thấy giọt lệ đọng nơi khóe mắt, vết sẹo ở trên thân nhưng không nhất định
hiểu được nỗi đau buồn và bi thương ở trong tâm hồn.
Hãy ngoảnh mặt
bước đi trước khi rơi lệ, để lại sau lưng một hình bóng kiên cường, bạn sẽ thấy
tâm hồn thật nhẹ nhõm trên hành trình kế tiếp của cuộc đời mình.
5. Khi còn
trẻ không hiểu biết, trung niên sẽ luyến tiếc.
Có một số thứ,
khi bạn hoàn toàn sở hữu được, lại cảm thấy buồn tẻ vô vị; có một số thứ, khi
vĩnh viễn mất đi, mới phát hiện ra nó trân quý vô cùng.
Khi lâm vào
giai đoạn khốn khổ của cuộc đời, cái gì tới thì muốn ngăn cản cũng không ngăn
được, cái gì đi thì muốn giữ cũng giữ không được.
6. Cánh cửa
cuộc đời
Đời người tựa
như một cánh cửa, có người cảm thấy bi quan khi ở trong cánh cửa tối om, có người
lạc quan khi được ở trong cánh cửa tĩnh mịch, có người ưu sầu vì mưa gió khi đứng
bên ngoài cánh cửa, có người thấy vui vẻ bởi vì được tự do khi đứng ngoài cánh
cửa và được trải nghiệm cảm giác mạnh của gió tuyết mưa rơi…
Kỳ thực
trong đời người, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần
bạn cho là đáng giá thì nó là tốt nhất.
Thành công
và thất bại, hạnh phúc và bất hạnh, định nghĩa trong nội tâm của mỗi người là
không giống nhau. Mấu chốt là phải nắm chắc
được điều bạn
muốn là gì, đừng để nó tuột khỏi tay bạn, đừng để mình phải hối tiếc quá nhiều.
7. “Thấu hiểu”
là thuật ngữ thâm tình nhất, khắc sâu nhất trong thế giới này.
Thấu hiểu, chính
là dùng ánh mắt của ta để an ủi nỗi ưu thương của người khác;
Thấu hiểu,
chính là để nhịp tim đập theo nhịp tim của người khác;
Thấu hiểu,
chính là im lặng lắng nghe âm thanh của tâm hồn người khác, một cảnh giới không
ích kỷ, mà cao thượng, một cảnh giới vì người khác, chứ không chỉ ích kỷ vì
mình;
Thấu hiểu,
chính là trong mắt của tôi luôn có hình bóng của bạn;
Chỉ có thấu
hiểu, mới có thể trầm tĩnh, mới có thể ung dung, mới có thể biết thế nào là
trân quý.
8. Cánh
“cung” của cuộc đời, người kéo quá cỡ sẽ mệt mỏi, kéo cung không đủ sẽ tụt lại
phía sau.
Người coi cuộc
đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy phong cảnh. Người coi cuộc
đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu.
Cuộc đời
chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có đúng hay sai, chỉ
có chấp nhận hay không.
Học cách
quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa những người làm cho
mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn có ngày mai, thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là
khởi điểm.
Va vấp nhiều
thì biết được sự đáng quý của kinh nghiệm
Mâu thuẫn
nhiều thì biết sự đáng quý của nhường nhịn
Không thuận
mắt nhiều thì biết được sự đáng quý của tu dưỡng chính bản thân mình
Thấy nhiều nịnh
nọt sẽ biết sự đáng quý của sự chân thành
Danh lợi tuột
mất nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ và buông bỏ
Xã giao nhiều
mới biết sự đáng quý của thanh tịnh thuần phác…
Kiếp người rất
ngắn, hãy cảm ơn vì mình đang được sống, bạn mới có thể cảm nhận được những điều
mỹ hảo của cuộc đời này…
Đăng nhận xét